Việc quyết định dây dẫn điện phù hợp là việc rất quan trọng trong quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị điện. Để đáp đảm bảo an toàn và tiết kiệm kinh phí, dưới đây Cơ Điện Delta sẽ hướng dẫn cách tính tiết diện dây dẫn, kinh nghiệm chọn dây dẫn,… mời bạn đọc cùng theo dõi.
Tiết diện dây dẫn là gì?
Tiết diện là một hình phẳng thu được bằng cách cắt một hình khối bằng một mặt phẳng.
Như vậy tiết diện dây dẫn là hình dạng phẳng thu được bằng cách cắt vuông góc theo chiều dọc lõi của dây dẫn điện mà không bao gồm vỏ cách điện.

Nếu bạn cắt thẳng vuông góc với chiều rộng của dây thì bạn sẽ thấy phần cuối trông giống như vòng tròn. Khu vực điểm cuối là diện tích tiết diện mặt cắt ngang, Pixr². Khi loại dây giống nhau, diện tích mặt cắt ngang lớn hơn sẽ dẫn đến điện trở trên mỗi milimet vuông thấp hơn.
Cách tính tiết diện dây dẫn chính xác nhất
Hướng dẫn cách tính tiết diện dây dẫn với những công thức đơn giản mà bạn có thể áp dụng như sau:
Công thức tính tiết diện dây dẫn
Công thức tính tiết diện dây dẫn điện là:
S = I / J
Trong đó:
- S: tiết diện dây dẫn (mm2)
- I: cường độ dòng điện (A)
- J: mật độ dòng điện (A/mm2)
Ví dụ: Một thiết bị 3 pha có công suất là là 9kW, cách tính tiết diện dây dẫn là như sau:
- Cường độ dòng điện tổng là: I = P / U = 9000 / 380 = 23,7 A.
- Tiết diện dây dẫn là: S = 23,7 / 6 = 3.95 mm2
Như vậy, ta có thể chọn loại dây dẫn điện có tiết diện sẽ là 4mm2.
Cách tính tiết diện dây dẫn 3 pha
Điện 3 pha là dòng điện cao thể được sử dụng nhiều cho việc truyền tải các thiết bị sản xuất công nghiệp.
Công thức tính tiết diện dây dẫn điện 3 pha là:
I = S . J
Trong đó:
- I: cường độ dòng điện (A)
- S: tiết diện dây dẫn (mm²).
- J: mật độ dòng điện (A/mm2)
Cách tính tiết diện dây dẫn theo công suất
Ta tính cường độ dòng điện theo công thức: I = P / U
Theo đó, ta có công thức tính tiết diện dây dẫn như sau:
S = I/J
Trong đó:
- I: cường độ dòng điện (A)
- P: Tổng công suất (W)
- U: Hiệu điện thế (V)
- J: mật độ dòng điện (A/mm2)
- S: Tiết diện của dây dẫn (mm²)
Kinh nghiệm chọn dây dẫn điện dựa trên tiết diện
Sau khi có bạn đã tính toán ra được thông số tiết diện (S), ta sẽ tiến hành chọn dây dẫn điện. Thông thường nên chọn dây điện lớn hơn tính toán 1 cấp. Điều này là để dự phòng an toàn và nâng cấp phụ tải sau này. Trên thức tế, sau một thời gian thì sẽ có thêm nhiều thiết bị điện trong nhà.
Chọn dây dẫn trong nhà
Dùng cho các ổ điện, các thiết bị chiếu sáng như máy lạnh, tivi, bóng đèn, tủ lạnh,…
- Nếu là các thiết bị ổ cắm, công tắc đèn, quạt, tivi, tủ lạnh,…có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loại dây súp mềm với tiết diện 2 x 1,5 mm².
- Nếu là các thiết bị bếp điện, lò sưởi… có công suất 1kW – 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện với tiết diện 2 x 2,5 mm² để đảm bảo an toàn.
- Nếu là thiết bị điện có công suất > 2kW thì bạn có thể tính toán tuỳ theo công suất.

Chọn dây dẫn ngoài trời
Đây là loại dây dẫn nối từ trụ điện đến đồng hồ điện lực trong nhà của bạn. Thông thường đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào nhà ở và nằm hoàn toàn ngoài trời.
Trên thực tế, đơn vị điện lực địa phương sẽ cung cấp đoạn dây này khi bạn đăng ký mở công tơ điện mới. Vì vậy, bạn cũng không cần quá bận tâm để chọn loại dây dẫn ngoài trời.

Chọn dây dẫn chính
Là dây từ đồng hồ điện đến tủ chính và từ tủ chính đến các khu vực như tầng 1, 2, 3…
- Bước 1. Tính tổng P tất cả các thiết bị điện dùng trong gia đình. Ví dụ lấy P = 5 kW.
- Bước 2. Sử dụng công thức tính dòng điện, ta có: I=P/U. Nghĩa là I= 5*1000/220 = 22.72 A.
- Bước 3: Tính tiết diện với công thức S=I/J. Ta có S=22.72/6 = 3.78 mm².
- Bước 4: Ta nên chọn cỡ dây lớn hơn 1 cấp là 6 mm².
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính tiết diện dây dẫn chính xác nhất. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể lựa chọn được loại dây phù hợp với nhu cầu của mình.
Đặc biệt để bảo vệ cho các thết bị đóng ngắt điện, thiết bị điều khiển,.. bạn có thể thuê nhưng đơn vị gia công vỏ tủ điện theo yêu cầu. Hãy liên hệ với Cơ Điện Delta để được tư vấn chọn vỏ tủ điện phù hợp nhất.
TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI ĐƯA
TỦ RMU ICO – Giải pháp đóng cắt điện trung thế hiện đại cho hệ thống phân phối
1. Giới thiệu tổng quan về tủ RMU và vai trò trong hệ thống điện
Th6
ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÙNG CÔNG TY ICO
1. Giới thiệu về xu hướng đầu tư và phân phối thiết bị điện công
Th6
CẦU THIẾT BỊ ĐIỆN ICO – Giải pháp kết nối an toàn và bền bỉ cho hệ thống điện
Giới thiệu về cầu thiết bị điện và vai trò quan trọng trong hệ thống
Th5
THIẾT BỊ ĐIỆN DÂN DỤNG ICO – Giải pháp an toàn và tiện nghi cho gia đình Việt
1. Giới thiệu chung về thiết bị điện dân dụng và tầm quan trọng trong
Th5
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI TRONG CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN & XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (ICO)
1. Giới thiệu về ứng dụng công nghệ quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Th5
VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT – Ý NGHĨA VÀ CHIẾN LƯỢC TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
1. Giới thiệu vòng quay hàng tồn kho và vai trò trong doanh nghiệp sản
Th5
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN SẢN XUẤT, LẮP RÁP TỦ ĐIỆN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI TRONG
Th4
ICOMEP HOÀN THÀNH DỰ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG – HẠ THẾ CHO KHU CÔNG VIÊN CHỦ ĐỀ TẠI TP. PHỦ LÝ
🎉 ICOMEP HOÀN THÀNH DỰ ÁN HỆ THỐNG ĐIỆN TRUNG – HẠ THẾ CHO KHU
Th4
DANH MỤC SẢN PHẨM
Các loại trạm
Phụ kiện đường dây
Tủ hạ thế
Tủ trung thế
Sản phẩm sản xuất
ĐẠI DIỆN CỦA HÃNG
Sản phẩm phân phối