Điểm chung:

Nó có điểm chung là đều đóng cắt được khi có tải (LBS chỉ cắt được với dòng tải nhất định nhỏ hơn nhiều lần so với Recloser).

Vận hành:  – LBS: bảo dưỡng, sửa chữa đem đi lắp đặt thì thuận lợi hơn. Với quy mô nhỏ (như 1 cấp điện cho 1 khu vực không quan trọng, ít phụ tải…) thì nên lắp LBS hơn vì hiệu quả kinh tế nó mang lại là đầu tư ít.

– Recloser:  lắp đặt phức tạp hơn, yêu cầu kỹ thuật cao hơn, người vận hành cũng phải có trình độ chuyên môn nhất định, khi lắp Recloser về nguyên tắc thì vẫn cần phải kết hợp cầu dao thường .

Tuy nhiên LBS không thể so sánh được với Recloser vì bản chất Recloser là một máy cắt có chức năng tự đóng lại nên ngoài khả năng loại trừ đoạn đường dây phía sau nó khi sự cố, với sự cố thoáng qua nó sẽ tự đóng lại để cấp điện trở lại giảm thời gian gián đoạn cấp điện. Recloser thường lắp ở trên (cho) đường dây, còn LBS có thể lắp trên đường dây có thể lắp ở trạm biến áp, phân phối…

Recloser là một thiết bị đóng cắt tự động hoạt động tin cậy và kinh tế dùng cho lưới phân phối đến cấp điện áp 38KV. Kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, vận hành. Đối với lưới phân phối Recloser là thiết bị hợp bộ gồm các bộ phận sau: + Bảo vệ quá dòng + Tự đóng lại (TĐL) + Thiết bị đóng cắt + Điều khiển bằng tay

Vị trí đặt: Recloser có thể đặt bất kỳ nơi nào trên hệ thống mà thông số định mức của nó thỏa mãn các đòi hỏi của hệ thống. Những vị trí hợp lý có thể là:

+ Đặt tại trạm như thiết bị bảo vệ chính của hệ thống

+ Đặt trên đường dây trục chính nhưng cách xa trạm để phân đoạn các đường dây dài, như vậy ngăn chặn sự ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi có sự cố cách xa nguồn.

+ Đặt trên các nhánh rẽ của đường dây trục chính nhằm bảo vệ đường dây trục chính khỏi bị ảnh hưởng do các sự cố trên nhánh rẽ. Có 5 yếu tố chính phải được xét đến để áp dụng chính xác các loại recloser mạch điều khiển tự động:

+ Điện áp định mức của Recloser phải lớn hơn hoặc bằng điện áp của hệ thống.

+  Dòng điện sự cố lớn nhất có thể xảy ra tại vị trí đặt Recloser: dòng điện này có thể tính được. Định mức cắt của Recloser phải bằng hoặc lớn hơn dòng sự cố lớn nhất có thể có của hệ thống.

+  Dòng điện phụ tải cực đại: là dòng định mức cực đại của Recloser phải lớn hơn hoặc bằng dòng tải cực đại ước lượng trước của hệ thống. Đối với Recloser điều khiển bằng điện tử, dòng cắt cực tiểu được chọn độc lập với dòng định mức lâu dài cực đại củaRecloser, mặc dù nó thường không quá 2 lần gía trị đó (giá trị dòng cắt ít nhất là gấp 2 lần dòng phụ tải đỉnh).

+  Dòng sự cố nhỏ nhất trong vùng được bảo vệ bởi Recloser: có thể xảy ra ở cuối đoạn đường dây được bảo vệ phải được kiễm tra để xem Recloser  có thể cảm nhận được để cắt dòng hay không.

+  Phối hợp các thiết bị bảo vệ khác trên cả phía nguồn và phía tải của Recloser: Việc phối hợp trên các thiết bị lắp đặt phía trước và sau Recloser  rất quan trọng khi 4 thông số đầu tiên đã được thoã mãn. Việc lựa chọn thời gian trễ thích hợp và thứ tự hoạt động chính xác rất quan trọng với bất kỳ việc cắt tức thời và mất điện do sự cố sẽ được hạn chế đến phần nhỏ nhất có thể của đường dây.

+ Thông thường Bảo vệ quá dòng (BVQD) sẽ làm việc cắt Máy cắt (MC) với đặc tính thời gian cấp I. – Sau khi TĐL tác động đóng lại MC, BVQD sẽ được chuyển sang chế độ sẵn sàng hoạt động với đặc tính thời gian cấp II chậm hơn. – Số lần TĐL có thể lập trình từ ( 0-4 ) lần, điều này tương đương với số lần của bảo vệ quá dòng làm việc cắt MC từ ( 1-4 ) lần. – Tủ điều khiển cho phép lập trình để thay đổi số lần tác động BVQD sau khi TĐL cũng như số lần TĐL trước khi khóa và cắt hẳn MC là tùy ý. Máy cắt tự đóng lại ba pha treo trụ loại R27LL có rơ-le lắp đặt bảo vệ bên trong máy (ACR) thích hợp để sử dụng ngoài trời. Máy cắt này được thiết kế, thí nghiệm và chế tạo theo tiêu chuẩn ANSI C37.60.1981. ACR có thể được dùng như máy cắt đặt tại trạm hoặc máy cắt đường dây với mục đích bảo vệ chọn lọc bảo vệ từng đoạn và tự đóng tái lập điện sau khi xảy ra các sự cố thoáng qua. Phần cơ cấu đóng cắt bên trong máy gồm nguồn buồng ngắt tiếp điểm chân không truyền động đồng thời băng một cuộn dây solenoid duy nhất. Sau khi đóng cơ cấu cơ này được giữ bằng chốt chặn và khi cắt bằng solenoid, cơ cấu này được mở ra nhờ năng lượng tích trữ bên trong lò xo. Đóng hoặc cắt máy cắt bằng cuộn dây solenoid được gọi là kiểu điều khiển bằng điện và có thể dùng bằng tay nhờ tủ điều khiển hoặc dùng máy vi tính cá nhân, do tác động của rơ le bảo vệ hoặc bằng cách điều khiển từ xa. Ngoài cách điều khiển bằng điện, bên hông thân máy cắt có bố trí một cần thao tác sơn màu vàng dùng để cắt bằng sào. Việc cắt này chỉ tác động trên cơ cấu cơ khí mà không dùng nguồn nên có thể sử dụng khi việc điều khiển bằng điện không thực hiện được. Rơ le bảo vệ được đặt trên một ngăn thiết bị lắp dưới đáy máy cắt. Thông thường, người sử dụng không sửa chửa gì cả đối với ngăn thiết bị và rơ le bảo vệ. Nếu cần sửa chữa rơ le bảo vệ, ta sẽ thay thế cả ngăn thiết bị. Ta có thể thực hiện được việc này ngay cả khi máy cắt còn trên trụ ngoài hiện trường. Ngăn thiết bị thay thế luôn có kèm theo các hướng dẫn lắp ráp chi tiết. Rơle bảo vệ được cấp nguồn từ lưới trung thế thông qua biến dòng lắp bên trong máy trên pha V. Khi không có dòng chảy qua pha V, rơ le được cấp điện bởi các acquy đặt dưới đáy máy cắt. Ở các vị trí lắp đặt có dòng phụ tải trung bình không đủ nạp acquy, có thể cung cấp thêm một biến áp lấy điện từ lưới trung thế hoặc hạ thế dùng làm nguồn phụ nạp cho acquy . Các giá trị đặt bảo vệ đã chọn cho rơ le bảo vệ được lưu giữ trong bộ nhớ điện tử EEPROM. Để thay đổi các giá trị bảo vệ đã chọn, cần sử dụng tụ điều khiển hoặc máy vi tính nối với máy cắt thông qua cáp quang cách điện. Vị trí đấu nối cáp quang vào máy cắt được bố trí dưới đáy máy cắt . có thể cung cấp nhiều loại tủ điều khiển xách tay hoặc lắp cố định.

 

TIN TỨC - SỰ KIỆN MỚI ĐƯA

DANH MỤC SẢN PHẨM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0986.913.499 Yêu cầu tư vấn